Văn hóa - Xã hội Tam Thanh, Quan Sơn

Một bữa cơm truyền thống của người Thái xã Tam Thanh.

Tam Thanh là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Quan Sơn. Cư dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 96%; dân tộc Kinh chiếm 2,6%; dân tộc Mường chiếm 1,4% dân số toàn xã.(Số liệu năm 2018)[3] Tổng dân số xã Tam Thanh theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa tính đến ngày 31/12/2015 là 3.534 người. Trong đó: nam giới 1.793 người, nữ giới 1.741 người; mật độ dân số 36 người/km2.

Các họ tộc phổ biến ở xã Tam Thanh là các dòng họ: Hà, Phạm, Lò, Lữ, Lương, Lộc, Khoang, Vi, Ngân, Dương, Trương, Lê, Bùi, Trịnh.[3]. Trong đó, dòng họ chiếm nhân khẩu đông nhất là họ Hà.

Tó lẹ: Một hoạt động thể thao truyền thống của người Thái tại xã Tam Thanh (Photo: Hà Nghĩa)

Cư dân người Thái tại xã có hệ thống ngôn ngữ và chữ viết lâu đời, trước năm 1945, vẫn chủ yếu dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình trên tất cả các văn tự. Ngày nay, ngôn ngữ Thái vẫn được bảo tồn sử dụng trên địa bàn xã.

Bên cạnh đó, văn hóa bản địa người Thái được bảo tồn qua các hoạt động như nhảy sạp, hát khặp, khua luống, khèn bè, Pí một…trong các lễ hội địa phương.[3]

Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái tại bản Phe, xã Tam Thanh gồm váy thổ cẩm với nhiều họa tiết được thêu thủ công cầu kỳ và áo chờ (szứa coòng)

Về trang phục truyền thống: Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, nam giới mặc áo cánh ngắn, xẻ ở ngực; quần xẻ đũng áo nam cổ tròn, không có cầu vai, có cúc cài bằng xương hoặc tết bằng vải. Quần áo màu chàm xanh hoặc chàm đen. Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống là áo khóm màu xanh, mặc váy Thái truyền thống.[3]

Một số đặc sản ẩm thực của cư dân người Thái như món Canh uôi, rau nộm canh nậm pịa, cơm lam…..[3]